Khi bị sốt bạn nên làm gì và không nên làm gì? Để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống bệnh tật và nhanh chóng lấy lại sức lực. Hãy cùng tìm hiểu tất cả các vấn đề đó trong bài viết dưới nhé!
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt
Sốt có dấu hiệu là thân nhiệt tăng > 37,5 độ C. Đây là biểu hiệu của việc bạn đang bị ốm, bị bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra sốt có rất nhiều để nhận biết và có hướng điều trị kịp thời, bạn cần phải nắm rõ các bệnh do sốt gây nên:
– Thứ nhất là do virus tấn công, có thể là bạn đã bị lây từ người khác sang hoặc do ăn các loại thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn dẫn tới xâm nhập vào cơ thể gây ra sự mệt mỏi, sốt cho con người.
– Thứ hai là bị sốt rét, bệnh do ký sinh trùng gây nên, cơ thể có biểu hiện bị ớn lạnh, kèm sốt ở nhiệt độ cao. Khiến cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái nóng lạnh đổ mồ hôi, buồn nôn khi bị sốt.
– Thứ ba là sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao, sốt trên 39 độ C, dễ bị co giật và người ngợm đau nhức, mệt mỏi, cảm giác không muốn ăn đi kèm, bệnh nguy hiểm và có thể lây sang người khác.
– Thứ tư là sốt thương hàn do vi khuẩn thương hàn, xuất hiện trong nguồn nước ô nhiễm. Người bị nhiễm khuẩn thường bị sốt cao tới 40 độ C, kèm dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy cấp.
– Thứ năm là sốt nhiễm chủ yếu bị ở dạ dày, họng hoặc người có tiền sử mổ hoặc làm phẫu thuật y khoa…
– Thứ sáu là cảm cúm gây ra sốt cao, kèm ớn lạnh. Khi bị cúm người bị bệnh hay bị viêm nhiễm đường hô hấp như đau họng, ho, nước mũi chảy ra ngoài…
– Thứ bảy là viêm gan với biểu hiện sốt nhẹ, da bị vàng, chán ăn và dẫn tới mệt mỏi.
Đó là 7 triệu chứng liên quan đến sốt mà chúng ta thường bị nhất, vì thế mà hãy xác định sốt do đâu để có hướng điều trị tốt nhất.
Những thực phẩm nên ăn cho người bị sốt
Khi bị sốt thì nên ăn gì? Đây có lẽ là câu hỏi được hỏi nhiều nhất. Vì thực phẩm cũng đóng một vai trò quan trọng giúp người bị bệnh nhanh chóng phục hồi, tăng sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
1. Uống đủ nước bổ sung cho cơ thể
Sốt làm cơ thể bị mất đi nhiều nước. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được bổ sung nước kịp thời thì có thể gây nguy hại đến người bệnh. Người sốt càng cao càng nguy hiểm, cơ thể càng bị mất nhiều nước hơn và có thể dẫn tới mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Khi bị sốt, việc đầu tiên cần thiết là uống đủ nước cho cơ thể. Nên uống khoảng 1,5 – 2 lít/ ngày. Sử dụng nước với oresol để uống, giúp bổ sung điện, giải ion, bù nước, bù khoáng và thanh lọc cơ thể, hạn chế bị khô da, khô miệng.
2. Ăn các thực phẩm ở dạng lỏng
Những người bị sốt, ốm nên ăn các thực phẩm đã được chế biến ở dạng lỏng, loãng là tốt nhất. Vì chúng giúp cơ thể ta dễ hấp thụ, lấy lại sức khỏe nhanh hơn.
Những món ăn dạng lỏng được khuyên dùng khi bạn bị sốt là soup, canh gà, cháo, bún, phở, miến… Đều là những món ăn ngon, bổ dưỡng và dễ ăn sẽ giúp người bệnh nhanh chóng bình phục.
3. Uống nhiều nước hoa quả, sinh tố
Người bị sốt thì nên uống gì? Có rất nhiều loại nước uống từ trái cây được khuyên dùng. Các loại nước đến từ trái cây như cam, xoài, chanh, dâu tây, chuối… Có thể vắt ra để uống hoặc ép thành sinh tố để dễ uống hơn.
4. Ăn nhiều loại rau xanh
Các loại rau xanh nên ăn khi bị sốt như là rau cải, rau muống, mồng tơi, cà chua….. Có thể dùng để luộc hoặc nấu canh lên để ăn. Nếu như người bị sốt ăn càng nhiều rau xanh, tránh thiếu hụt dinh dưỡng giúp cơ thể sẽ có sức đề kháng, tăng hấp thụ tốt hơn.
5. Ăn uống thêm sữa chua
Khi bị sốt, cơ thể dễ bị háo nên việc bổ sung các món ăn có nhiều dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng. Sữa chua không chỉ tốt cho đường ruột mà nó còn giúp tăng sức đề kháng, đẩy lùi đi bệnh tật. Vì thế mỗi ngày nên ăn khoảng 2-3 hộp.
Những thực phẩm không nên ăn khi bị sốt
Ngoài những thực phẩm tốt cho người bị sốt, thì bên cạnh đó cũng có không ít thực phẩm có thể gây hại. Vậy người bị sốt không nên ăn gì? Đó là những đồ uống, thức ăn gì?
1. Nước lạnh
Người bị sốt uống nhiều nước là tốt, nhưng uống nước lạnh thì lại phản tác dụng. Vì nó khiến cơ thể ngày bị sốt cao hơn. Ngoài ra, nếu người bị sốt do viêm nhiễm đường tiêu hóa. Thì việc uống nước lạnh, nước đá gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
2. Nước trà xanh
Trong trà xanh có một chất khiến cơ thể ấm dần lên. Tuy nhiên việc uống trà nhiều và đậm đặc sẽ làm cho não bị kích thích, đường huyết tăng. Việc này dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa kể, uống trà còn giảm tác dụng của thuốc hạ sốt, nên không uống thì sẽ tốt hơn.
3. Kiêng ăn trứng
Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng người bị sốt không nên ăn gì, có lẽ là trứng. Vì trứng có nhiều protein, hàm lượng đạm nhiều nên khi ăn cơ thể sẽ có thân nhiệt cao hơn. Khi bị sốt, hạn chế ăn trứng sẽ giúp cơ thể bạn nhanh khỏi bệnh hơn.
4. Hạn chế sử dụng mật ong
Mật ong ngọt và bổ cho cơ thể. Nhưng nếu ăn nhiều mật ong khi cơ thể đang bị sốt, nó sẽ dễ làm cơ thể bị tăng nhiệt độ, khiến bệnh nặng thêm.
5. Đồ ăn cay nóng
Các gia vị như tỏi, ớt, tiêu thì cực kỳ nóng, giúp ấm cơ thể nhanh lên. Đó cũng là lý do khiến cho người bị sốt cần hạn chế ăn nhiều thực phẩm cay nóng trong bữa ăn của mình.
Những câu hỏi thường gặp khi bị sốt nên ăn gì, hay không nên ăn gì ?
1. Khi bị sốt thì ta nên làm gì?
– Nên cởi bớt quần áo ra: Để cho cơ thể có thể thoát nhiệt ra ngoài dễ dàng hơn. Tránh đắp chăn kín hoặc mặc nhiều quần áo khi đang sốt cao.
– Hạ nhiệt cơ thể: Dùng nước ấm lau người, đắp trán là tốt nhất, hạn chế dùng nước lạnh. Nên lau những nơi khó thoát nhiệt như nách, bẹn để giảm sốt nhanh hơn.
– Uống thuốc: Nên uống thuốc hạ sốt để cơ thể ổn định hơn. Có thể sử dụng loại thuốc hạ sốt được kê từ nhà thuốc hoặc bác sĩ. Uống cách nhau 4 tiếng, nếu ko thấy đỡ thì mới uống tiếp.
– Đi bác sĩ để kiểm tra: Bác sĩ có chuyên môn khám bệnh để biết chính xác bạn đang bị bệnh gì. Từ đó có hướng xác định điều trị hiệu quả và nhanh nhất để giúp bạn mau khỏi bệnh.
2. Hướng dẫn hạ sốt đơn giản và nhanh chóng tại nhà
Khi bị sốt, do chưa có kỹ năng nên nhiều người bị tâm lý lo lắng và hoang mang. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh, làm theo các bước hướng dẫn sau đây:
– B1: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể: sử dụng kẹp nhiệt độ để biết chính xác là bạn đang sốt cao hay thấp.
– B2: Mặc quần áo mỏng, thoáng để cơ thể mát, dễ chịu.
– B3: Lấy nước ấm để lau người và đắp trán
– B4: Uống thuốc hạ sốt, có thể mua ngoài hiệu thuốc hoặc kê theo đơn, toa.
– B5: Theo dõi tình hình thân nhiệt, nếu giảm thì tốt, càng sốt cao thì cần gọi bác sĩ đến nhà hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.
Trong quá trình bị sốt, cơ thể bạn sẽ dễ bị mệt, sức đề kháng bị hạn chế. Nên khi bị sốt nên ăn gì, hãy ăn những thứ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe như cam tươi, sữa chua, bún phở, miến, cháo, uống nước… Và sốt không nên ăn ớt cay, uống trà, trứng, mật ong, nước lạnh.
3. Những sai lầm nghiêm trọng khi bạn bị sốt
– Uống quá nhiều loại thuốc trong cùng một lúc
Vì chưa biết nguyên nhân của sốt nên nhiều người thường có tâm lý sử dụng nhiều loại thuốc cùng 1 lúc với mong muốn hạ sốt nhanh. Song việc kết hợp đó lại khiến dư lượng thuốc và gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là bạn dễ bị loét dạ dày.
Lưu ý: Trẻ em không được tùy tiện phối thuốc hạ sốt vì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nhất là khi trẻ nhỏ bị sốt do nhiễm trùng. Mặt khác, một số thuốc hạ sốt sẽ không có tác dụng với người bị sốt xuất huyết. Vì thế, tùy vào từng đối tượng và bệnh mà điều chỉnh liệu lượng, số lần uống cho phù hợp.
– Tắm nươc ấm hoặc chườm nước lạnh
Việc này tuy không tốt bằng việc dùng nước ấm nhưng nó sẽ giúp hạ sốt nhanh hơn. Ngoài ra, một tâm lý thoải mái, không hoang mang, lo lắng sẽ giúp bệnh ổn định hơn. Nếu khi chườm và uống thuốc, thân nhiệt không hạ, cần phải đến bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Nắm vững các kiến thức khi bị sốt nên ăn gì, uống gì và không nên ăn gì, uống gì để bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất trong thời gian bị bệnh. Nếu thấy hay hãy chia sẻ để bạn bè và người thân biết nhiều hơn nhé!